Đá quý là gì?
Đá quý là tên gọi chung của tất cả các khoáng vật quý hiếm, có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo có giá trị thẩm mỹ. Chúng sở hữu màu sắc rực rỡ trong suốt với độ tinh khiết cao, hơn nữa chúng còn có khả năng chiết quang và phản quang mạnh. Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng 1/20 trong số đó được coi là đá quý và đá bán quý. Đặc biệt, đá quý được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp, nhất là sử dụng để trang trí hoặc trong sản xuất đồ trang sức hoặc làm đẹp.
Ý nghĩa của các loại đá quý
Đá quý được biết tới đem lại nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, một vài ý nghĩa nổi bật của chúng như sau:
- Tạo sự sang trọng, quý phái tăng giá trị trang sức.
- Một số loại có tác dụng chữa bệnh, mang đến thành công, sức khỏe và tài lộc.
Các loại đá quý được sử dụng trong trang sức
Đá Ruby
Đây là một loại đá vô cùng nổi tiếng trong thế giới đá quý với màu đỏ rực rỡ, gọi tên đá Ruby. Ruby nổi tiếng bởi màu sắc đỏ quyến rũ, độ rực màu càng lớn thì viên đá ấy càng được săn đón.
Một loại Ruby có giá trị cao nhất trong các dòng Ruby mang tên Ruby huyết bồ câu. Liên tưởng tới máu của loài chim bồ câu, loại Ruby này có màu đỏ tươi sống động pha chút ánh tím. Tuy không được đánh giá cao bằng kim cương nhưng Ruby có độ bền tốt hơn. Chính vì giá trị cao của nó mà trong văn hóa phương Tây, người ta thường sử dụng đá Ruby làm vật đính ước trong lễ cưới. Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực có tiềm năng khai thác đá Ruby, nhiều nhất là ở Myanmar và Việt Nam.
Kim cương
Trên thang điểm đánh giá màu của GIA (Gemological Institute Of America – Tổ chức Giám định Đá quý tại Hoa Kỳ), tiêu chí màu sắc được phân loại với độ không màu giảm dần từ D – Z. Do vậy, những viên kim cương top đầu hoàn toàn trong suốt sẽ ở thang điểm D và cực kỳ hiếm có. Trên thế giới người ta thống kê khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi.
Đứng đầu trên thang điểm Mohs, kim cương đạt điểm tuyệt đối về độ chống xước và độ bền vĩnh cửu. Do đó, nó được xem như là một trong những vật thể huyền bí nhất tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, vẻ giàu sang và lòng quả cảm.
Đá ngọc lục bảo (Bích ngọc)
Khác với những loại đá quý khác, ngọc lục bảo thường chứa những tạp chất nên những viên ngọc lục bảo trong tự nhiên có độ tinh khiết cao là rất hiếm. Ngọc lục bảo có giá trị cao nhất khi có độ tinh khiết cao và màu sắc đồng đều. Chúng có độ cứng thường khá cao, nằm trong khoảng từ 7.5 – 8 điểm và độ bền của chúng khá tốt nên không yêu cầu quá khắt khe về các bước bảo quản.
Đá Sapphire
Sapphire được biết đến là dạng tinh thể đơn của nhôm oxide. Nó tồn tại trong môi trường tự nhiên dưới dạng đá quý hoặc được chế tạo trong phòng thí nghiệm để ứng dụng trong nhiều ngành nghề. Sapphire bao gồm tất cả các dạng đá quý thuộc họ corundum như vàng, xanh lục, xanh lam, tím, hồng,… Giống như đá Ruby, trên thang điểm Mohs, Sapphire cũng có độ cứng 9 điểm nên nó nằm trong nhóm các loại đá quý phù hợp với mọi loại trang sức và các thiết kế nghệ thuật. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều mỏ đá Sapphire đã được tìm thấy và còn hoạt động như Yến Bái, Nghệ An, Lâm Đồng và Đắk Lắk.
Đá cẩm thạch
Đá cẩm thạch là loại đá quý có màu xanh lục là phổ biến, do vậy nó thường bị nhầm lẫn với đá ngọc bích. Tuy nhiên, cẩm thạch có họ màu phong phú hơn ngọc bích như cam, vàng, nâu, đen, trắng, đỏ… Cẩm thạch còn có khả năng chống mài mòn ấn tượng nên nó phù hợp với nhiều loại trang sức và thiết kế phá cách. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng cẩm thạch để chế tác những con tỳ hưu phong thuỷ nhằm hút tài lộc trong kinh doanh.
Đá hổ phách
Trên thực tế, hổ phách không được coi là đá quý hoàn toàn mà chúng có chứa chất hữu cơ trong suốt với độ tuổi từ 30 – 90 triệu năm từ nhựa của những cây cây cổ thụ. Chúng có màu sắc chủ yếu là trắng, cam, vàng và nâu đỏ. Điểm đặc trưng dễ nhận thấy của hổ phách là các viên đá bao trọn các sinh vật bên trong như lá cây, muỗi, côn trùng,… bị dính vào nhựa cây và hóa đá theo thời gian.
Đá thạch anh (Thuỷ ngọc)
Thạch anh là loại đá được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quang học, điện tử và trong ngọc học… Các tinh thể thạch anh thường có màu sắc đa dạng: vàng, tím, hồng, đen… và được sử dụng để chế tác đồ trang sức từ xa xưa. Trên thang độ cứng Mohs, đá thạch anh đạt 7 điểm. Vì thế, đây là một nguyên liệu phù hợp cho các món trang sức đá quý. Hơn nữa, chúng là một trong các loại đá quý được ưa chuộng có tác dụng cân bằng cảm xúc, tinh thần và “giữ lửa” trong hôn nhân.
Đá ngọc hải lam
Đá ngọc hải lam thường có một họ màu duy nhất là xanh nước biển, từ xanh lam thuần đến xanh lam ánh lục nhạt. Loại đá này được ưa chuộng nhiều nhất bởi màu xanh tinh khiết và có cường độ mạnh. Ngọc hải lam có độ bền cũng khá cao, khoảng từ 7.5 – 8 điểm, dó đó nó là lựa chọn phổ biến để dùng chế tác trng sức hàng ngày. Năng lượng của đá ngọc hải lam có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh và tăng dũng khí. Bất kể bạn đang trong trạng thái hưng phấn hay mệt mỏi quá độ thì Ngọc Hải lam sẽ giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng.
Trên đây KANN đã giới thiệu các loại đá quý làm trang sức cực phổ biến được dùng để chế tác trang sức. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn đá sử dụng làm trang sức phù hợp với mình, bạn nhé!